Bất động sản sẽ lên giá?

Người đăng: Vtv12 10/10/18 0 nhận xét

(Cảnh báo: Cái tít "Bất động sản sẽ lên giá" mang 99% thông tin, 1% còn lại vừa không đủ dẫn chứng vừa củ chuối và gây bực mình)
Trong loạt tút "Các miếng đòn mà mỗi bên đã và sẽ đưa ra"
Donald Trump đang thực thi cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Bản chất sâu xa của cuộc chiến nằm ở chỗ, với phương thức sản xuất ưu việt Trung Quốc đang là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh và ổn định nhất thế giới.
Phương thức sản xuất này là sự cải tiến biện pháp của Lenin nhằm thực thi việc kế hoạch hóa tổng thể thượng tầng nền kinh tế nhưng vẫn cho phép tự do cạnh tranh đối với các thành phần kinh tế tư nhân. Do phải cạnh tranh khốc liệt nên người dân bị vắt kiệt sức lao động và vì thế không có chuyện ai đó chây lười như trong phương thức Bao Cấp. Phần kinh tế thượng tầng kiến trúc, ước tính chiếm khoảng 60%, không hoạt động theo nguyên lý thị trường. Nó thực chất là hàng đổi hàng, và vì thế đòn tấn công dựa trên công cụ tài chính không phát huy tác dụng. Bản chất sâu xa của sức mạnh kinh tế Trung Quốc nằm ở chỗ, một mặt do bị cạnh tranh khốc liệt mà nó huy động tối đa nguồn lực của con người, mặt khác do có được kế hoạch hóa mà chi phí thị trường và chi phí điều hành giarm. Giá hàng hóa cùng tính năng của Trung Quốc rẻ và chỉ bằng phân nửa của Mỹ. Như vậy theo nguyên lý tự do cạnh tranh của Marx thì kinh tế Mỹ sẽ phải sụp đổ.
Đã từ những năm 2008 Trung Quốc đã thực thi kế hoạch giảm tốc độ tăng trưởng quá nóng và tái định hướng từ kinh tế xuất khẩu vào vào kinh tế nội địa. Việc làm này về hình thức là để tránh cuộc tấn công kinh tế bằng các công cụ thị trường như hiện nay Donald Trump đang thực thi. Tuy nhiên xét về bản chất không phải như vậy. Nền kinh tế Tư Bản luôn lấy lợi nhuận tối đa làm trọng, nền kinh tế XHCN luôn lấy tiêu chí phục vụ con người làm trọng. Thay vì tiếp tục đầu tư làm lũng đoạn thị trường thế giới, Trung Quốc đã dồn vốn vào xây dựng và phát triển hạ tầng ở các khu vực rộng lớn như Tân Cương, Tây Tạng. Trung Quốc cũng đầu tư tư bản vào việc phát triển hạ tầng ở nhiều nơi trên thế giới. Phân tích như vậy để thấy sự ưu việt về phương thức sản xuất thông minh hơn mọi sự tính toán cá nhân, cho dù là của võ sĩ Donald Trump.
Những phân tích trên cho thấy các đòn đánh của Trump thực chất không gây tác hại lớn đến nền kinh tế Trung Quốc. Đòn đánh của Donald Trump là áp thuế lên tất cả các mặt hàng của Trung Quốc vào Mỹ. Nói một cách nôm na nó tương đương như việc bắt người Hà Nội nhịn ăn sáng để giết chết mấy cha bán phở. Thoạt nhìn vẻ bên ngoài là làm cho cán cân thương mại Mỹ-Trung cân bằng, nhưng về bản chất sâu xa đòn đánh của Donald Trump là làm cho mối quan hệ kinh tế thế giới bị đảo lộn. Một sự thay đổi không nhiều do giá bị thay đổi nhưng khiến cho các hợp đồng kinh tế bị hủy bỏ. Và điều này dẫn đến việc dòng tài chính bị đảo lộn.
Những điều trên có thể được hình dung như việc "một người dùng sức tay điều chỉnh loạn cái đồng hồ thông báo tín hiệu đèn giao thông xanh-đỏ sẽ khiến cho mạng lưới giao thông đô thị bị rơi vào khủng hoảng". Hệ thống hợp đồng kinh tế của cả thế giới bị tê liệt dưới cái vảy tay nhẹ nhàng của Donald Trump. Tuy nhiên, một thành phố bị tắc nghẽn giao thông thì các xe cứu thương hay xe của Donald Trump cũng dừng. Kinh tế nước Mỹ là dựa 100% vào nguyên lý tự điều tiết của thị trường tự do và vì thế Mỹ sẽ là nơi chịu ảnh hưởng về lâu về dài. Phần thị trường tự do cạnh tranh dựa trên công cụ tài chính tiền tệ của Trung Quốc chỉ chiếm có 40% và tức là sự thiệt hại kinh tế không lớn như của Mỹ. Để duy trì quan hệ sản xuất dựa trên các hợp đồng kinh tế, Trung Quốc và tất cả các nước sẽ phải thay đổi tỷ giá đồng tiền của mình. Một phần dòng tài sản dạng tiền sẽ đổ vào vàng và bất động sản. Thị trường tiền tệ thế giới sẽ sôi động do có những biến động lớn, có thể dự đoán được xu thế. Như vậy những nước dựa trên có chế thị trường có đồng nội tệ yếu sẽ bị chảy máu kinh tế trên sàn giao dịch tiền tệ.
Việt Nam là một quốc gia hội nhập sâu vào kinh tế thế giới dưới dạng quan hệ kinh tế thị trường. Việt Nam cũng là quốc gia có đồng nội tệ yếu. Như vậy kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đòn đánh của Donald Trump. Quan hệ sản xuất dựa trên các hợp đồng sẽ bị phá vỡ do mất cân bằng về giá mua và bán. Việt Nam buộc phải phá giá đồng nội tệ. Với hy vọng hy sinh quyền lợi để cứu vớt quan hệ, một dòng tiền rất lớn sẽ chảy ra nước ngoài do phải bù lỗ để cứu vớt các hợp đồng ngoại. Trong bối cảnh sôi động của thị trường tiền tệ thế gới, những khoản nợ nước ngoài có nguy cơ chuyển thành các khối "u ác tính". Như vậy với việc phá vỡ đồng nội tệ giá vàng và giá bất động sản sẽ tăng nhanh.

Nguồn:

Rất nhiều kẻ "cờ ngoài bài trong" và đưa ra những lời thóa mạ, kiểu như con tốt mày ngu, mày phải bắt chước con ngựa. Thế rồi chửi nhau và thậm chí đánh nhau.
Cuộc sống chỉ có vậy, đó là cái gương soi mà mọi người sẽ nhận ra chúng ta là ai, và nếu khéo ra thì mỗi người cũng có thể nhận ra bản thân. Khi nhận xét về các sự việc chính trị thế giới mà giữ lối hành xử chém giết nhau như vậy là chết.
Sự kiện thế này.
Chiều 18/9, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tốp F-16 của Israel đã “núp” sau chiếc IL-20 của Nga khi chiếc máy bay tác chiến điện tử này đang hạ cánh. Kết quả là chiếc Il-20, với bề mặt phản xạ hiệu dụng lớn hơn F-16, đã bị tổ hợp tên lửa S-200 bắn hạ”.
Sự kiện xảy ra khi Nga và quân đội Syria đang đẩy mạnh tấn công Idlib -- một khu vực có sự hậu thuẫn của Nato.
Bộ Quốc phòng Nga đánh giá hành động của Israel là “thù địch” và Nga có quyền đáp trả “hành động vô trách nhiệm của Israel khiến 15 quân nhân Nga thiệt mạng”.
Tối 18.9, Vladimir Putin đã điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ông kêu gọi Israel tránh những sự cố như vậy trong tương lai và nói rằng những nỗ lực quân sự của Tel Aviv tại Syria vi phạm chủ quyền của nước này.
Thế rồi nhiều người đi đến mạt sát nào là Putin có tội kìm hãm nước Nga, nào là Nga Lợn, càng ngày càng tụt hậu.
Dẫu Putin có là ai thì chúng ta cũng không được hưởng lợi gì từ ông ấy. Chúng ta tự làm lấy mà ăn. Putin không gây hại cho chúng ta là tốt rồi. Và ngay cả khi Putin có gây hại cho chúng ta hay cho bất kể ai, chúng ta cũng nên hiểu đó là bàn cờ, chúng ta cũng như ông ấy đều chỉ là các con cờ. Sự khác biệt chỉ là các con cờ thì có con là tốt, có con là ngựa, có con thì là hậu...Vậy khi còn đang trong cõi đời này thì nên bình tĩnh mà xem xét.
Chưa nói gì đến những thứ cao siêu, tạm căn cứ vào sự kiện thì Putin đã đối mặt với những cú "vả" điếng người ngay từ những ngày đầu nhậm chức. Ngày ấy Putin phải ngậm đắng nuốt cay mà xử vụ nổ tầu ngầm nguyên tử Kursk khiến toàn bộ 118 thủy thủ thiệt mạng. Chúng ta thường muốn nghe về một sự thật "nào đó" về vụ nổ, trong khi Putin hiểu được sự thật nằm ở chỗ quân đội Nga khi ấy kém cỏi cả về trang thiết bị lẫn kỷ luật. Và như vậy sự thật được giải thích theo cách có lợi nhất, bởi cái mà Putin muốn là thời gian. Với nhiều người thời gian có thể là không có giá trị, với những người có năng lực như Putin thì khác.
Sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 cũng là một cú vả điếng người vào mặt, thứ mà Putin gọi là đâm dao sau lưng. Việc bắn rơi chiếc Su-24 là NATO chỉ cho Nga thấy công nghệ tàng hình của Nga có vấn đề. Ở vào địa vị của Putin thì chúng ta sẽ cư xử thế nào? Chúng ta sẽ động binh đánh Thổ hay chúng ta quy hàng. Công nghệ lạc hậu là đương nhiên, bởi Nga bị cấm vận. Vậy cái mà Nga cần lại là thời gian. Tuy nhiên để bảo đảm cho cuộc chiến tạo thế đứng chiến lược ở Địa Trung Hải thì thời gian không phải là thứ được phép vi phạm. Giải pháp mà Putin đã làm là gây ra phản đảo chính, thay đổi toàn bộ hệ tống cảnh sát và quân đội của Thổ. Việc làm này khiến cho mối quan hệ hữu cơ vốn có giữa Thổ và NATO rơi vào hình thức chủ nghĩa. Và đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến của thắng lợi Nga trên chiến trường Syria trong thời gian qua.
Sự kiện IL-20 cũng có bản chất tương tự khi mà thắng lợi của Nga trên chiến trường Syria quá lớn. Chúng ta chưa biết Putin sẽ dẫn dắt cuộc chơi ra sao, nhưng tôi tin rằng ông ấy sẽ tìm ra. Ông ấy là một nhà chính khách. Ông ấy chơi cờ, những hy sinh là điều cần thiết để có được các tình huống tốt hơn.
Sự kiện chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chắc cũng không nằm ngoài tầm đàm đạo "cờ ngoài bài trong". Có rất nhiều người hả hê với các động tác áp thuế của Trump. Nếu suy nghĩ kỹ hơn một chút chúng ta thấy sự vật đã được người đời nói tới từ lâu. Marx đã nói rất rõ phương thức sản xuất ưu việt hơn -- tức sản xuất với giá rẻ hơn, sẽ chiến thắng. Bản chất xã hội Mỹ và Tây Âu dựa trên quan điểm "Xã hội là môi trường phục vụ cho cá nhân"; trong khi Marx-Angen nói "Xã hội loài người là dạng tồn tại thứ 5 của vật chất" -- tức là con người chỉ là một tế bào trong cái cơ thể là xã hội. Marx-Angen không chém gió, họ có chứng minh đàng hoàng. Luận điểm của họ là sức sản xuất thì phụ thuộc vào quan hệ sản xuất. Và quan hệ sản xuất của Trung Quốc thì ưu việt hơn bởi dựa trên bản chất sở hữu cộng sản mà họ quản lý được xã hội -- cả về nhu cầu cũng như phân phối lưu thông.... Không ít người lên giọng chửi Tập là độc tài, là bóp chết dân chủ khi quản lý con người. Thật ra, quản lý xã hội thì tất cả các nước đều làm, có điều sự quản lý ấy có chuyển hóa được thành sức mạnh kinh tế không thì còn phụ thuộc vào phương thức sản xuất.
Việc Trung Quốc tẩn Việt Nam thì nó là phường mất dạy và đương nhiên là trái với ý trời. Còn nếu Việt Nam chúng ta mà khỏe chúng ta cũng không bao giờ tẩn Trung Quốc vì đấy là sự tử tế của chúng ta.... Nhưng nếu có ai cờ ngoài bài trong mà kháy "đéo dám đánh vì sợ" thì chúng ta cũng sẽ tẩn cho Trung Quốc một trận. Việc tẩn này khác với việc Trung Quốc tẩn chúng ta là ở chỗ chúng ta làm việc hợp với ý trời. Chúng ta luôn là tử tế, đéo có thói lừa đảo trộm cắp, nói luôn thế cho nó lành.
Vì đề tài nhạy cảm mà phải nói vong vo như vậy để chúng ta hiểu rằng tất cả chúng ta (lẫn chúng nó) đều vẫn chỉ là các con cờ trên bàn vờ "con nào ngu ngơ thì bị ăn thịt!". Chúng ta cần phải học tập Putin, hãy tìm ra đúng cái kém của chúng ta, đừng sủa nhặng lên mà phải tìm cách vượt ra khỏi khó khăn.
Nói về Tập và Trump, thì chính Lenin là người nhìn ra mọi quy luật và cố gắng áp dụng. Do phải duy trì cạnh tranh nên giá sản xuất xã hội tư bản bị tăng gấp đôi. Lenin hiểu rằng giá thành sản xuất tuân thủ theo quy luật mà Marx đưa ra, bao gồm giá "máy móc và nguyên liệu đầu vào + sức công nhân" không bao gồm chi phí lưu thông cũng như quản lý sản xuất. Thật không may cho Lenin là khi ấy công cụ quản lý xã hội chưa có. Chính hệ thống máy tính và các chương trình xử lý là thứ mà Lenin bị thiếu. Nó là thứ do Mỹ tạo ra nhưng không thể phát huy tác dụng, bởi phương thức sản xuất của Mỹ không cho phép. Trung Quốc gặp may khi thực hiện cuộc cách mạng XHCN trệt để nhưng bị chậm. Phương thức sản xuất của Trung Quốc được phân tầng, tầng bên dưới là tự do cạnh tranh, tầng bên trên là kế hoạch hóa. Với sự thâm nhập của IT, sự quản lý xã hội ngày càng tốt hơn, sản xuất rẻ hơn và đấy là nguyên nhân sinh ra các phản ứng của Trump trên bàn cờ.
Việc lý giải về sự thành công của kinh tế Trung Quốc là do trôm cắp công nghệ này nọ chỉ là trò trẻ ranh, kiến thức ngang ngửa kiểu "thấy động thì sủa".
Cái gọi là thượng tầng và hạ tầng là phải căn vào phương thức sản xuất. Vào những năm 1960 Trung Quốc thực hiện phương thức kế hoạch hóa SX XHCN một cách triệt để (hệ thống bao cấp). Do không thể quản lý được sản xuất cũng như kỷ luật lao động (người dân lười lao động, chiếm các vị trí lãnh đạo để hưởng bao cấp) mà SX ngừng trệ, dân chết đói. Chính người dân TQ nghĩ ra khoán 10, kế hoạch 3,.. và nhà nước buộc phải chấp nhận quyền kinh doanh của người dân. TQ đã phát triển chủ nghĩa Marx và coi thị trường tự do là biện pháp quản lý sản xuất xã hội, không mâu thuẫn với phương thức SX XHCN. Tuy nhiên thị trường tự do chỉ áp dụng cho các thành phần tư nhân (hạ tầng). Khung trao đổi giá trị vẫn do nhà nước khống chế (thượng tầng). Chính vì thế các đòn đánh tài chính từ phía bên ngoài không mấy tác động xấu tới sự phát triển của kinh tế Trung Quốc. Những tác động từ việc tăng thuế của Trump trên thực tế có ảnh hưởng nhưng không lớn như Trump suy tính. Tuy nhiên các đòn đánh từ phái Tập là sẽ phát huy tác động tối đa (vì đặc tính tư nhân hóa). Hiện Trump đang có điểm lợi thế là sở hữu hệ thống thanh toán và hệ thống luật thương mại (cấm vận) quốc tế. Tuy nhiên đây chỉ là các lợi thế tạm thời, bản chất là Tây Âu dang sở hữu một phương thức SX kém hơn..
(Nguồn https://www.facebook.com/nguyenleanh2007/posts/10215594681797427)

| | edit post

1) Trong Excel

Sub Macro1()
With [a6].Resize(1000, 20)
    .SpecialCells(2).EntireRow.Hidden = True
    .SpecialCells(12).EntireRow.Delete
    .EntireRow.Hidden = False
End With
End Sub
2) Trong SQL server
Giả sử có bảng dữ liệu Table1(ID,Col1, Col2, Col3)

*) Xác định bảng có giá trị trùng lặp hay không
SELECT col1, col2, count(*)
FROM t1
GROUP BY col1, col2
HAVING count(*) > 1
   
*) Xóa các dòng trùng lặp, để lại một dòng
DELETE FROM Table1
WHERE ID NOT IN (SELECT MAX(ID) FROM Table1 GROUP BY Col1)

Hạnh phúc là hành trình

Người đăng: Tốt đỏ 4/7/14 0 nhận xét

(Sưu tầm)
Chúng ta thường cho rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp và chỉ có ý nghĩa hơn mỗi khi hoàn thành một mục tiêu nào đó: đạt giải cao các kỳ thi, đậu Đại học, xin việc làm vào một công ty nổi tiếng, chinh phục một cô gái, lập gia đình, sinh con v.v…
Sau đó chúng ta luôn phải chịu áp lực, mệt mỏi vì phải cuốn vào những vòng xoáy đó và rồi chúng ta cũng tự nhủ “Rồi mọi chuyện sẽ qua, hạnh phúc sẽ đến”.