Không nên quá lãng mạn.

Người đăng: Vtv12 8/11/11 0 nhận xét

1. Chàng và nàng rong ruổi trên chiếc xe gắn máy qua con đường thu vàng rực đầy lá me bay. Gió thu thổi tóc nàng bay bay, cọ vào má chàng. Nàng mỉm cười hạnh phúc gục đầu vào vai chàng, đặt nhẹ nụ hôn nóng bỏng ướt át vào cổ chàng, thì thầm thật khẽ lời yêu thương. Chàng ngoái cổ lại hôn vào trán nàng. Họ đâm vào đít chiếc xe tải đi đằng trước, đưa vào bệnh viện, bác sĩ kết luận: “Gọi điện cho người thân để lo hậu sự”.

2. Chàng và nàng dạo chơi bên đầm sen. Những đóa sen hồng tỏa mùi hương ngát trong nắng chiều. Nàng thỏ thẻ đòi chàng chứng tỏ tình yêu bằng một bó sen thơm. Chàng gallant, lại biết bơi nên không sợ chết đuối. Nàng hạnh phúc nâng niu bó sen suốt trên đường về. 3 hôm sau sen tàn, chàng sốt cao rồi lên cơn uốn ván, do dẫm chân phải cái đinh gỉ ven bờ đầm. Đưa ma chàng,
đã hết mùa sen.

3. Chàng đội mưa trong đêm, nhảy tường công viên hái cho nàng một bó hoa vạn thọ. Nàng chơi dương cầm, mắt nhòe hạnh phúc khi thấy chàng hiện ra trong đêm mưa: “Tôi là khách qua đường, xin em hãy nhận lấy!”. Nàng trao chàng nụ hôn thơ ngây đầu đời. Chàng sung sướng lảo đảo đi về, qua đầu ngõ, bị dại xồ ra cắn. Ngày ra đi, bọt mép chàng xùi trắng hơn bong bóng nước đêm mưa

4. Nàng xinh đẹp giỏi giang và là “gái đoan trang dễ đâu làm quen”. Chàng từ lâu, toàn tâm toàn ý gửi trọn con tim cho hình bóng nàng. Kịch bản cổ điển được dàn dựng: Nàng sẽ bị một đám du đãng (bạn chàng giả danh) vây bủa, chàng sẽ tả xung hữu đột phò giai nhân thoát hiểm. Mọi việc đều hoàn hảo, trừ miếng đòn cuối hạ gục tên đầu sỏ, chàng hứng chí song phi quá độ, mất đà
đập đầu vào tường. Chẩn đoán rạn xương sọ não, chảy máu trong. Chàng sống thêm nửa ngày rồi… tắt thở.

5. Chàng bao giờ cũng mơ mộng lãng mạn về người mình yêu, rón rén nhẹ nhàng đến sau lưng và quàng tay ôm chặt cổ nàng thật lâu. 2 người lặng im không nói, nghe tình yêu bay lên, bay lên. Một hôm chàng đang ăn mận trên phòng, nàng đến nhà chơi chào bố mẹ chàng rồi khẽ khàng lên gác. Chàng đang ngửa cổ khoan khoái nhai mận, nàng ôm choàng từ sau lưng.. Sau ít phút yêu lặng lẽ, nàng nhận cổ họng chàng to hơn, giật giật liên hồi và nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm.

6. Kỉ niệm một năm ngày yêu nhau, chàng mua tặng nàng chiếc nhẫn mặt kim cương để ngỏ lời cầu hôn. Hồi hộp, chàng đứng trước gương trong toilet tập tành mãi từng ánh mắt nụ cười cử chỉ. Mồ hôi ra ướt hết cả tay, chàng để rơi chiếc nhẫn vào bồn tắm. Cúi xuống nhặt, chàng bị trượt chân đập đầu vào thành bồn tắm, đúng chỗ có cái móc quần áo của bộ vét chàng sẽ mặc tối nay nhọn hoắt nhô lên. Chàng chết, giai vẫn còn tân.

7. Chàng và nàng gặp lại nhau sau 10 năm xa cách. Kỉ niệm buổi hôm nào yêu nhau dưới gốc cây xà lách số hai phần ba ùa về, trong thoáng chốc chẳng còn những ngại ngùng, những ngậm ngùi của tuổi già. Trong hơi thở gấp gáp, cả hai trao nhau những nụ hôn nồng cháy, dài bất tận như hàng bao thế kỉ rồi chưa được thỏa. Rồi bất chợt, chàng vùng vẫy, giẫy giụa. Nàng nhận được “tín
hiệu” lại càng hôn chàng dài hơi hơn nữa. 10 năm xa cách, nàng đã quên chàng vốn bị viêm mũi mãn tính, chàng chỉ có thể thở được bằng miệng. Ngày hôm sau trên báo lá cải xuất hiện một dòng tít lớn “Chết do ngạt thở khi đang làm… “chuyện ấy”.*

Ngày nào tôi cũng đưa con đi ăn sáng. Cái cửa hàng bé nhỏ đó chỉ bán sơ sơ cháo, trứng vịt lộn, bánh cuốn… thế mà đông khách lắm, toàn khách nhí được bố mẹ đưa đến ăn sáng trước khi đi học. Cứ ngỡ cái không gian bé nhỏ đó chỉ đơn thuần chỉ là nơi bán hàng ăn thôi, nhưng sau vài lần đưa con đi ăn tôi nghiệm ra rằng đó cũng là nơi học được rất nhiều kinh nghiệm sống cho bản thân mình và để dạy con.

Vì là khách quen mỗi sáng nên gần như tôi nhớ những ai hay đến ăn cùng giờ với con nhà mình. Đầu tiên là một ông bố đưa đứa con gái tầm hơn 2 tuổi đến ăn cháo. Đứa bé còi lắm, nhưng lại được cái ngoan ngoãn và nghe lời bố. Ông bố dáng gầy gầy xương xương nhìn cũng vất vả, cần mẫn thổi nguội từng thìa cháo rồi đút cho con. Tôi ít thấy ông bố đó phải nịnh cho con như những nhà khác bao giờ. Một lần, tôi vô tình nghe được câu chuyện của hai bố con.

- Bố ơi, con không đi lớp đâu.

- Sao không đi lớp hả con? Ăn nhanh bố đưa đi lớp.

- Con không thích cô giáo, vì cô giáo hay bắt ngủ trưa lắm.

- Ngủ trưa càng tốt cho sức khỏe chứ con. Trẻ con mà không ngủ trưa là không lớn được đâu con ạ. Con gái bố phải mũm mĩm hơn nữa mới xinh hơn chứ.

- Nhưng con không thích cô giáo bằng mẹ. Con thích ở nhà với mẹ.

- Con nói thế là hư đấy. Cô giáo dạy con hát này, múa này, cho con chơi đồ chơi này, cô giáo cũng như mẹ con mà, con không được nói là ghét cô giáo, vì như thế là hư. Với lại mẹ còn phải đi làm lấy tiền mua sữa cho con mà. Nhớ chưa con?

- Con nhớ rồi ạ.
Câu chuyện của hai bố con diễn ra nhanh lắm, sau đó thì tôi thấy cô bé ngoan ngoãn lên xe theo bố đến lớp. Hai bố con đi rồi mà tôi vẫn nghe giọng ông bố vọng lại: “Con phải yêu cô giáo nhé”. Có ai ngờ được, một ông bố nhìn khô khan như vậy mà lại khéo dỗ con đến lạ.

Hôm sau, tôi gặp hai mẹ con, cũng là đứa con gái đi cùng mẹ ăn cháo trước khi đến lớp. Bà mẹ trẻ này nhìn rất sành điệu, váy ngắn, áo vải lanh mỏng, diêm dúa. Cô con gái cũng được mẹ cho ăn mặc rất điệu đà. Hai mẹ con nhà này chỉ đi ăn sáng nếu thấy sắp muộn giờ đi học của con nên tôi không gặp thường xuyên. Câu chuyện của hai mẹ con cũng làm tôi không thể không chú ý.

- Có phải đến lớp không?

- Tại sao không?

- Ghét đi lớp.

- Vì sao?

- Cô giáo không xinh, còn hay bắt đứng góc lớp vì tội đánh bạn, còn bắt con ăn. Con không thích ăn.

- Cô giáo bắt đứng lớp à? Cô giáo hư thật. Chỉ có Dím là ngoan.

- Ừ. Cô giáo hư. Ghét cô giáo!

- Đúng rồi, không yêu cô giáo nữa. Ăn nhanh, lát đến lớp mắng cho cô giáo một trận vì tội hư.

- Đập chết đi!

Thế là hai mẹ con cùng cười phá lên.
Quả là những điều nghe được này rất chướng tai. Tôi không nghĩ một người nhìn mĩ miều, có vẻ quý phái như vậy mà thốt ra những câu không “khớp” với người tẹo nào. Có ai lại dạy con là cô giáo hư, là mắng cô giáo một trận bao giờ cơ chứ. Đã thế, bà mẹ này còn liên tục nói trống không, con không nói vâng dạ cũng không uốn nắn, coi như đó là chuyện thường. Chắc hẳn, bà mẹ này không hề nghĩ, chính cái thái độ đó của mình vô tình làm cho con mình trở nên cộc cằn, khó tính và coi thường người khác sau này. Nghĩ lại bố con nhà nọ, tôi thoáng giật mình, không thể nào “trông mặt mà bắt hình dong” được.
(Sưu tầm từ http://afamily.vn)

Thư gửi mẹ.
Mẹ thân yêu của con !

“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .